Tất cả các hệ điều hành di động lớn hiện nay đều một phần nào đó “vay mượn” các tính năng từ nhau và thực tế này làm người dùng ngày càng có cơ hội được tiếp xúc với các trải nghiệm và tính năng tốt nhất. Trước thềm sự kiện WWDC sắp diễn ra tới đây, hãy cùng “zoom” vào hai hệ điều hành lớn khác là Android và Windows Phone để xem iOS nên học tập gì từ hai nền tảng này.
1. Thiết lập nhanh có khả năng tùy biến (Windows Phone 8.1)
Mặc dù Quick Actions chỉ mang đến cho người dùng “lối tắt” đến đúng 4 thiết lập (quá ít ỏi so với con số 13 của Apple) thì việc 4 thiết lập này có thể tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của người dùng đã bù đắp lại tất cả. Apple cho hay những gì họ mang đến cố định trong Control Center đã phù hợp nhất với số đông người dùng tuy nhiên rõ ràng khả năng tùy biến sẽ mang đến những trải nghiệm thoải mái hơn.
2. Intents (Android)
Hệ thống “intents” của Android là một giải pháp hoàn hảo cho vấn đề nêu trên. Trong trường hợp bạn chưa biết, ở Android, một ứng dụng từ bên thứ ba có thể “nói” với hệ điều hành rằng mình có khả năng thực hiện một số tác vụ như xem hình ảnh chẳng hạn. Sau đó, sau khi bạn click vào một bức ảnh, Android sẽ mang đến một danh sách nhiều ứng dụng có khả năng hiển thị hình ảnh (cả ứng dụng gốc và ứng dụng bên thứ ba) cho người dùng tùy ý lựa chọn.
3. Màn hình Home Screen hữu ích hơn (Android và Windows Phone)
4. Bàn phím Gesture Typing
Trong trường hợp bạn chưa biết, bằng kiểu gõ phím này, thay vì trực tiếp nhấn vào các phím trên bàn phím, người dùng lướt tay để nhập liệu. Nhiều người dùng kiểu bàn phím Swype cho biết mặc dù có thể gây khó khăn khi làm quen nhưng kiểu bàn phím này thực sự mang lại tốc độ gõ phím nhanh hơn kiểu truyền thống.
Về bàn phím, rõ ràng iOS đang đi sau Windows Phone và iOS vì sự cứng nhắc của Apple. “Táo khuyết” có thể viện lí do hãng hướng tới sự đơn giản tuy nhiên việc mang đến cho người dùng nhiều kiểu bàn phím đến từ bên thứ ba hơn hoặc thêm một vài chế độ cho bàn phím gốc trên iOS chắc chắn sẽ được người dùng đón nhận nồng nhiệt.
5. Siri thông minh hơn
Nhiều người cho rằng sử dụng Siri của ngày hôm nay không mang lại nhiều điểm khác biệt với Siri của 3 năm trước đó. Nhấn nút Home, nói chuyện với điện thoại và hệ thống sẽ làm những gì bạn muốn nếu có thể.
Cả Google Now và tính năng mới Cortana đều mang đến cho người dùng luồng thông tin ngay cả trước khi được hỏi. Bạn có thể cung cấp cho Cortana những thông tin về bản thân để “trợ lý ảo” này xây dựng những gợi ý. Google Now thậm chí còn có khả năng thâm nhập sâu vào dữ liệu của người dùng hơn. Dẫu vậy, cũng không thể phủ nhận Siri đang là một trong những tính năng có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên hoàn hảo nhất làng di động.
Theo Trí Thức Trẻ