Kinh ngạc những công trình "siêu thực" trên trái đất

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Những công trình cổ đại kỳ vỹ được cho là chỉ có "người ngoài hành tinh" mới có thể tạo dựng.
 

Di tích Stonehegene

Stonehegene là một bí ẩn ngàn năm chưa có lời giải đáp.

 
 

Các nhà sử học, khảo cổ học và các kỹ sư kỳ cựu dù cố gắng nghiên cứu, nhưng vẫn không hiểu được làm thế nào người cổ đại có thể di chuyển các tảng đá to và nặng đó đến vị trí ngày nay. Chưa hết, người cổ đại còn biết rất rõ vị trí của các hành tinh trong hệ mặt trời để sắp xếp đúng trật tự.

Thêm nữa, theo báo cáo mới nhất tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà nghiên cứu Đại học Birmingham tiết lộ, họ đã phát hiện ra một mạng lưới phía dưới công trình Stonehegen bao gồm đền thờ, bãi chôn lấp và cấu trúc nghi lễ cổ chưa từng được khám phá.

Kim tự tháp Teotihuacan

Kim tự tháp Mặt Trời là kiến trúc lớn nhất tại thành phố Teotihuacan, và là một trong những kiến trúc lớn nhất Trung Mỹ (thuộc Mexico). Một số người cho rằng, kim tự tháp này được xây dựng vào khoảng 2.200 năm trước.

 

 
 

Kim tự tháp có chiều rộng khoảng 225m, cao 75m, lớn thứ 3 trên thế giới, sau kim tự tháp Lớn của Ai Cập và kim tự tháp Chobula.

Nguyên tắc cấu trúc xếp hàng dọc theo đại lộ dẫn vào cho thấy thành phố này là một mô hình tỉ lệ chính xác của hệ mặt trời, bao gồm cả sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương.

 


 
 

Các nhà lý thuyết cổ đại người ngoài hành tinh chỉ ra rằng, một số di tích cổ đại thể hiện nền kiến thức thiên văn học toàn diện, vượt qua các nền văn hóa sau này.

Đền Göbekli Tepe

Được xây dựng gần 12.000 năm trước, cách 35 dặm về phía Bắc tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Göbekli Tepe là quần thể kiến trúc cổ đại rất kỳ lạ. Ở đó bao gồm 20 tháp đá hình chữ T cao gần 5 mét, được chạm khắc cầu kỳ với những loài vật như rắn, bọ cạp, sư tử, lợn, cáo…


 
 

Công trình được xây dựng vào khoảng 9.500 TCN, tức là trước nền văn minh Lưỡng Hà 5.500 năm và trước những vòng tròn đá Stonehenge trứ danh của nước Anh tới 6.000 năm.

Thế nhưng vào thời điểm đó, loài người thậm chí còn chưa biết làm đồ gốm hay canh tác nông nghiệp. Cuộc sống của con người 12.000 năm trước còn rất sơ khai và phụ thuộc chủ yếu vào việc săn bắn và hái lượm.

 

Từ vị trí của Göbekli Tepe, 300 mét trên cao của một thung lũng rộng lớn, người ta có thể nhìn thấy đường chân trời ở tất cả mọi hướng.

Một công trình bằng đá khổng lồ và tinh xảo, được xây dựng nên từ việc đục đẽo thủ công của những người tiền sử thậm chí còn chưa biết tới kim loại hay đồ gốm! Điều này thật không thể giải thích nổi. Nó dễ dàng khiến cho những ai hay mơ mộng hình dung về một thế lực từ bên ngoài trái đất.

 
 

Người ta cũng tìm thấy dấu vết của những căn phòng hình chữ nhật liền kề nhau với sàn nhà được nện với bột đá vôi, gợi nhớ đến kiểu sàn nhà Terrazzo phổ biến của người La Mã.

Như vậy, công trình này không chỉ được xây dựng trước cả khi con người biết làm ra đồ gốm, kim loại, chữ viết hay bánh xe... mà thậm chí nó còn xuất hiện trước cả giai đoạn được gọi là Thời kỳ cách mạng đồ đá mới – thời điểm khởi đầu của nông nghiệp và chăn nuôi.

 

 
 

Những hình chạm khắc rất sinh động mô tả các loài chim thú, ngoài ra còn có rất nhiều hình vẽ tương tự như là một loại chữ tượng hình cổ đại mà các nhà nghiên cứu chưa thể giải đáp.

Pháo đài cổ Sacsayhuaman

Sacsayhuaman là một trong những tàn tích Inca tuyệt vời nhất nằm ở vùng ngoại ô phía bắc của thành phố cổ Cusco (Peru), cố đô của đế chế Inca.

Sacsayhuaman được cho là xây dựng từ thế kỷ 12 bởi nền văn hóa Killke (văn hóa Killke chiếm đóng ở Nam Mỹ, đặc biệt phát triển rực rỡ nhất xung quanh khu vực Cusco của Peru từ năm 900 đến 1200 sau công nguyên, trước khi có sự chiếm của người Inca vào thế kỷ 13).

 

Các bức tường nơi đây được dựng lên từ những tảng đá có hình dạng không đồng đều, nhưng khi chúng được lắp vào nhau sẽ trở nên vừa khít, ngay cả một tờ giấy cũng không chen qua được mặc dù không có vữa hay hồ làm mạch nối.

Nét độc đáo của những công trình xây dựng Inca là không cần sự trợ giúp của vữa. Trọng lượng của một tảng đá đơn lẻ ở đây ước tính khoảng 120 - 200 tấn. Vậy bằng cách nào người ta có thể nâng các khối đá khổng lồ đó sắp xếp vào nhau mà hoàn hảo đến từng milimet như vậy?

Giếng bậc thang Chand Baori

Chiếc giếng này còn có tên gọi là Bawdi hoặc Baori, có cấu trúc hình vuông với 13 tầng ngầm. 3 mặt của giếng có các đường đi dạng bậc thang nằm song song trên mép tường.

 
 

Tổng cộng 35.000 bậc thang hẹp được bố trí một cách hoàn hảo từ trên thành xuống đáy giếng sâu 20m, tạo nên kỳ quan kiến trúc tuyệt mỹ đến khó tin.

 

 
 

Chand Baori tọa lạc tại ngôi làng Abhaneri, miền Đông bang Rajasthan (Ấn Độ), được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9 bởi vua Chanda của triều đại Nikumbha.

Chand Baori là nơi thiêng liêng và là nơi lấy nước của dân chúng quanh năm. Nơi đây cũng là chiếc máy lạnh thần kỳ, thổi mát người dân trong những buổi trưa hè nóng bức.

 
Theo Dân trí 
 
Mời bạn xem thêm:
 
Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo