Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P4)

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

VIỆT NAM QUA ỐNG KÍNH CỦA BẢY MƯƠI NHIẾP ẢNH GIA QUỐC TẾ  phần  4

Thực hiện bởi Rick Smolan và Jennifer Erwitt

Lời tựa từ nhiếp ảnh gia Duy Anh

Ngày ấy… (1993), thế mà đã gần 20 năm… cái thuở còn nghèo, đất nước mới trải qua chiến tranh, bao nhiêu đổ vỡ cần hàn gắn, những hố mìn còn sót lại cũng gây biết bao đau thương cho những người nông dân, trẻ em ở vùng chiến sự…

Giờ đây Đất nước đã đổi mới, những cây cầu dây văng làm Đồng Bằng Sông Cửu Long cất cánh, những cao ốc mới, khu công nghiệp, những miền đất du lịch… mọc lên khắp nơi – đất nước đã chuyển mình, hợp tác với các nước trên thế giới… Hãy nhìn lại một chặng đường phía sau , để thấy mình đã đi tới, đi xa như thế nào, để thấy những ngày qua dù nghèo khổ, vất vả nhưng vẫn yêu thương, gắn bó và chia sẻ cùng nhau .

upload_2013-10-21_17-13-43.png


Những người nông dân dùng thuyền ván chở gạo ra chợ ở Cà Mau, tỉnh Minh Hải.

Ảnh : Michael S.Yamashita, Mỹ


upload_2013-10-21_17-13-51.png

upload_2013-10-21_17-13-56.png


Tại Phan Thiết, một làng chài ở tỉnh Bình Thuận, những phụ nữ này đang ngóng chờ những vị khách đang muốn mua thức ăn. Những con thuyền này chở các bếp than hồng và nồi niêu để nấu cháo và làm bánh mì thịt bán cho các ngư dân

Ảnh : Natalie Fobes, Mỹ
 

upload_2013-10-21_17-14-2.png


Trên con đường làng mờ sương gần Tam Đảo, một làng nhỏ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, dân đi bộ ra chợ làng. Tủ lạnh rất hiếm ở Việt Nam nên hầu hết phụ nữ đều đi chợ ít nhất mỗi ngày một lần trong tuần.

Ảnh : Vũ Nhật, Việt Nam
 

upload_2013-10-21_17-14-9.png


Những đứa con lai bị bỏ rơi ở Việt Nam trải qua 2 thập kỷ chơi vơi giữa 2 đất nước chẳng muốn làm gì cho họ. Bị phớt lờ bởi chính quyền Mỹ, những đứa trẻ có cha là người Mỹ bắt buộc phải sống trong một xã hội đầy định kiến về con lai Chỉ có một chút hi vọng nhỏ nhoi cho tương lai, nhiều đứa trẻ lai giấu mình bên lề xã hội.

Cuối cùng, chính quyền Mỹ đã bắt đầu quan tâm. Cuộc Đoàn tụ năm 1987 đã mang đến cho 30000 đứa con lai và gia đình quyền nhập cư. Vẫn còn một số bị kẹt lại. ngay sau khi nhiếp ảnh gia Catherine Karnow chụp hình Lê Thị Bích Lan (trái) và Nguyễn Thị Kiều Oanh (phải) tại trung tâm chuyển giao con lai ở TP. Hồ Chí Minh, Oanh đã nhận được cho phép nhập cư

 

Xem đầy đủ:

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P1)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P2)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P3)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P4)

Một cái nhìn về Việt Nam "năm 1993" qua ống kính của 70 nhiếp ảnh gia quốc tế (P5)

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo