Nghĩa địa rác công nghệ và những bức ảnh u ám đến rợn người

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Bạn đã có bao giờ thắc mắc những chiếc điện thoại hoặc đồ công nghệ của mình sau khi vứt đi sẽ được "chu du" đến đâu chưa?
 
Trong năm 2014 vừa qua, con người đã thải ra hơn 40 triệu tấn rác công nghệ. Rất nhiều máy móc nằm vương vãi ở các nghĩa địa rác thải và những người công nhân trẻ tuổi bắt đầu đi gom nhặt, phân loại và tái chế.
 
Nhiếp ảnh gia Valentino Bellini sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan hơn về những cuộc sống nơi nghĩa địa này thông qua bộ ảnh trong dự án của ông.
 

Cứ vài tháng, người tiêu dùng lại bỏ tiền ra mua những thiết bị công nghệ mới nhất, tiên tiến và thông minh hơn. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi những thiết bị này bắt đầu lạc hậu và bị thay thế bởi những cái mới hơn? Nó sẽ góp phần tạo nên sự hình thành những khu rác thải công nghệ như tấm hình này, chụp tại Thanh Viễn, Trung Quốc
 
Riêng trong năm 2014, thế giới đã thải ra 41,8 triệu tấn rác công nghệ, trong đó chỉ có khoảng 1/6 rác thải này là còn có thể tái chế được
 

Ở một số quốc gia, luật pháp yêu cầu các công ty lớn phải thu gom, tái chế và xử lý chất thải sao cho ko bị ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên các công đoạn này có thể rất tốn kém
 

Nhiều công ty lựa chọn giải pháp đỡ tốn kém hơn bằng cách xuất khẩu giá rẻ sang các nước đang phát triển, vốn không có nhiều luật pháp nghiêm ngặt về vấn đề này
 

Agbogbloshie ở Ghana từng là vùng đất ngập nước, nay đã trở thành nghĩa địa máy tính, điện thoại và các loại dây điện. Các thanh niên nơi đây sống bằng việc thu gom phân loại rác thải này với giá 2,50 USD/ ngày. Mỗi loại sẽ có giá trị khác nhau tùy vào chất liệu cấu tạo
 

Rác thải công nghệ được chất lên rồi đốt hoặc tưới các dung dịch hóa chất để đốt cháy các lớp cao su và nhựa bên ngoài, sau đó các công nhân có thể thu gom những vật liệu có giá trị bên trong
 

Ảnh chụp một chòi sống tạm bợ tại bãi rác thải, được làm từ các vụn kim loại và phế liệu
 

Vấn đề sức khỏe nơi đây đang ở mức báo động. Vì hít thở khói độc mỗi ngày, nhiều công nhân đã chết vì ung thư và các căn bệnh khác
 

Có khoảng 80.000 nhân công làm việc tại bãi rác tại Quý Tự, Trung Quốc (Quý Tự có dân số khoảng 130.000 người). Ô nhiễm kim loại đã phát tán qua đường không khí và nước, nhiều người dân địa phương đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và xương
 

Nơi đây có nhiều trung tâm xử lý rác thải khác nhau từ quy mô hoạt động cho đến lực lượng lao động. Công ty Qingyuan này đã làm công việc tách kim loại trong các rác thải điện tử từ hơn 10 năm qua
 

Ảnh một công ty gia đình chuyên xử lý vật dụng bên trong hệ thống tủ lạnh và các dây điện cao thế. Các công nhân được trả công dựa theo cân nặng của các vật liệu tái chế mà họ lọc ra được trong 1 ngày
 

Ảnh chụp được tại Old Seelampur, New Delhi, Ấn Độ. Một người công nhân đang đun sôi máy biến thế và các cuộn cảm trong nồi kim loại tại nhà. Đôi lúc công đoạn này cũng được làm ngoài trời
 

Bellini tin rằng đa số các công ty công nghệ lớn là thủ phạm trong cuộc khủng hoảng rác công nghệ. Ảnh chụp tại Old Seelampur, New Delhi, Ấn Độ
 

"Họ có lỗi vì càng ngày càng thiết kế sản phẩm có tuổi thọ ngắn đi vì mục đích lợi nhuận", Bellini cho biết
 

"Họ cũng có lỗi vì sử dụng các vật liệu và các chất mang độc tính cao trong các sản phẩm của họ, mặc dù công nghệ hiện nay đã cho ra những vật liệu ít độc hại và ít gây ô nhiễm hơn." Ảnh chụp tại quận Kancheepuram, Tamilnadu, Ấn Độ
 

"Và tất nhiên họ cũng có lỗi khi không hề có trách nhiệm gì trong việc xử lý sau khi các sản phẩm của họ đã hết vòng đời". Ảnh chụp tại Lahore, Pakistan
 

Các nhà nghiên cứu ước tính số lượng rác thải công nghệ sẽ tăng thêm 21%, tức 50 triệu tấn trong năm 2018. Hiện tại vẫn chưa có giải pháp cụ thể để cứu vãn tình trạng này
 
 
Theo Genk
 
Mời bạn xem thêm:
 
Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo