Sự thật về "hiện tượng Equinox" và không khí có thủy ngân ở Hà Nội

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Nhiều người đã hoảng hồn khi đọc được mẩu tin lan truyền trên mạng rằng, hiện tượng Equinox khiến tất cả chúng ta phải chịu đợt nắng nóng lên tới 40 độ C đang khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, sự thật thì hoàn toàn khác với mẩu tin này.
 


Nắng nóng ở một số nơi trong những ngày qua đã khiến nhiều người lo lắng khi nghe hiện tượng Equinox. 

Mới đây, cộng đồng mạng hoảng hốt khi đọc được một thông tin cảnh báo tác hại của hiện tượng Equinox. Theo đó, mẩu tin cảnh báo rằng trong thời gian diễn ra hiện tượng Equinox, Mặt trời sẽ chiếu thẳng vào đường xích đạo, khiến gần như toàn bộ châu Á phải chịu nắng nóng lên tới 40 độ trong vài ngày. 


 Hiện tượng Equinox là ám chỉ thời khắc xuân phân và thu phân, khi đường xích đạo của Trái Đất nằm trùng với Mặt Trời. 
 

Với nhiệt độ kinh khủng này thì hiện tượng Equinox có thể gây nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cho con người.

 
 

Mẩu tin có nội dung như sau: "Trong 5 ngày tới, các bạn hạn chế ra ngoài trời từ 12-15 giờ chiều, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, kiểm tra huyết áp thường xuyên và ở trong nhà để tránh hậu quả do hiện tượng thời tiết Equinox gây ra nhé. Sự thay đổi mạnh của từ trường sẽ làm thay đổi huyết áp gây chóng mặt, buồn nôn. Hiện tượng thời tiết này sẽ xuất hiện chủ yếu tại khu vực Châu Á kéo dài đến hết ngày 28/4/2016". 

Tuy nhiên những thông điệp trên đã bị thổi phồng lên vì thực chất hiện tượng Equinox” là ám chỉ thời khắc xuân phân và thu phân, khi đường xích đạo của Trái Đất nằm trùng với Mặt Trời. Hiện tượng này xảy ra hai lần trong một năm, vào các ngày 20/3 và 23/9.

Từ đó cho thấy, hiện tượng Equinox có xảy ra, nhưng không phải là nguyên nhân khiến cho Trái đất phải chịu những đợt nóng kỉ lục trên 40 độ C trong vài ngày như vậy.

Theo ông BS Thampi - chuyên gia khí tượng tại Ấn Độ thì thông điệp đang được lan truyền là chưa chính xác.

“Thời điểm xuân phân có thể khiến nhiệt độ tăng lên, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính gây ra nắng nóng. Hiện tượng nắng nóng chủ yếu là vì không có mây, khiến chúng ta hứng chịu nhiều bức xạ hơn và gây nóng hơn" - ông BS Thampi cho biết.

Trong một diễn biến về việc không khí tại Hà Nội có thủy ngân, trả lời trên báo VietNamNet, ông Hoàng Dương Tùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, thông tin có thủy ngân bay lơ lửng trong không khí Hà Nội gây nguy hại cho con người là chưa chuẩn xác.


Thông tin không khí ở Hà Nội nhiễm thủy ngân khiến nhiều người hoang mang. 
 

Theo đó, ông Tùng khẳng định vấn đề thủy ngân là vấn đề mới, toàn cầu. Thủy ngân có thể bay từ rất xa, từ Trung Quốc sang Mỹ, thành ra phải xác định xem không khí ở Hà Nội có thực là có thuỷ ngân hay không, nguyên nhân từ đâu và hành động của mình như thế nào.

Theo ông Tùng, ô nhiễm bụi trong không khí ở Hà Nội đang ở mức độ gấp 1,5 lần quy chuẩn cho phép đối với bụi PM2,5. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, không riêng Hà Nội mà ở các đô thị nói chung, xuất phát từ nguồn chính là ô tô, xe máy.

 

Theo Yan 

Mời bạn xem thêm:

Thích thú với 7 hiện tượng lạ chỉ xuất hiện khi trời cực lạnh
Thú vị hiện tượng băng đá bốc cháy ngùn ngụt
Vì sao có hiện tượng cầu vồng đỏ?

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo