Tại sao Hải quân Mỹ khiếp sợ tên lửa hành trình Nga?

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận

Một số người đang đặt câu hỏi tại sao Hải quân Mỹ lại cần đến những vũ khí ngoại lai như hệ thống Phalanx và SeaRAM, hay thậm chí là súng điện từ (electromagnetic railgun – EM railgun). Các loại tên lửa chống tàu được hướng dẫn bằng hệ thống radar do Nga sản xuất chính là câu trả lời.

Tên lửa P-270 Moskit và P-800 Oniks đã gây ra nỗi kinh hoàng lớn đến mức Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển hệ thống tác chiến điện tử dựa trên máy bay trực thăng - Advanced Offboard Electronic Warfare (AOEW) – để chống lại các mối đe dọa. Cả hai tên lửa P-270 Moskit và P-800 Oniks đều là loại tên lửa hành trình chạy bằng máy bay phản lực, có khả năng mang 550 đến 710 pound (250 kg đến 322 kg) chất nổ mạnh trong đầu đạn hạt nhân của chúng.

Tên lửa P-270 Moskit do Cục Thiết kế Raduga phát triển và lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, là một loại vũ khí chống tàu phóng từ bệ phóng trên biển. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ sau tên lửa P-270 Moskit đã được nâng cấp mạnh mẽ và thích nghi để phóng từ mặt đất, không khí và thậm chí là dưới nước. Nó có chiều dài chỉ hơn 30 feet (9,1 mét) và chuyên chở được 700 pound (318 kg) chất nổ mạnh hoặc vật liệu hạt nhân (tương đương 120.000 tấn chất nổ TNT). P-270 Moskit có bốn động cơ phản lực với tầm hoạt động 75 dặm (120 km) nhưng tên lửa này có thể đạt tốc độ bay 3 Mach (tỷ lệ giữa tốc độ máy bay và tốc độ âm thanh, gần 1020 m/s) khi bay tầm cao.

Tên lửa P-800 Oniks rất giống tên lửa Moskit, mặc dù nhỏ hơn một chút, nhưng cũng không kém phần đáng sợ. Các tên lửa Oniks do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya của Nga phát triển, được đưa vào phục vụ vào những năm 1980 và vẫn được quân đội Nga sử dụng từ đó đến nay. Mặc dù ngắn hơn khoảng 2 feet (0,6 mét) so với người tiền nhiệm, chỉ mang một đầu đạn hạt nhân 550 pound (250 kg) nhưng nó có thể đạt tốc độ bay 2,6 Mach (khoảng 885 m/s), tên lửa Oniks bay xa gấp đôi và còn kết hợp với một số tiến bộ kỹ thuật mà tên lửa Moskit không có.

Những cải tiến này bao gồm một đầu radar dò tìm tự động/thụ động quán tính (tên lửa Moskit chỉ có một đầu radar dò tìm tự động), giúp tên lửa hoạt động tự chủ một khi dã được phóng; tầm bắn lên đến 186 dặm (299 km) với khả năng bay lướt chưa đến 30 feet (9,1 mét) trên mặt biển; và thậm chí còn có hệ thống đáp trả điện tử.

Đây không phải là những tên lửa chống tàu tiên tiến nhất mà Nga sản xuất. Mới đây, quân đội Nga tuyên bố họ đã hoàn thành thử nghiệm một tên lửa hành trình siêu thanh mới có khả năng vượt qua cả Moskit và Oniks.

"Về cơ bản đó có thể là một loại tên lửa mới, có khả năng siêu thanh", Dmitry Kornev, biên tập viên trưởng của trang quân sự MilitaryRussia.ru nói. "Mọi người không nên quên rằng Liên hiệp NPO Mashinostroyenia hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực này, và cách đây chưa lâu, các mẫu tên lửa siêu thanh BrahMos-II hợp tác giữa Nga và Ấn Độ đã xuất hiện tại các triển lãm".

Thực tế là cộng đồng quốc tế hầu như chưa biết gì về hệ thống tên lửa mới và đó mới là điều đáng sợ hơn cả.

Theo VNReview

Mời bạn xem thêm:

Bao tay sắt Iron Man có khả năng bắn tên lửa

'Mổ xẻ' uy lực tên lửa đa năng LMM của Anh

Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tên lửa Trung Quốc, mua tên lửa Pháp?

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo