Tim Cook tung chiêu “đè bẹp” Google và Facebook

Anh Minh   Anh Minh
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Để cạnh tranh với những đối thủ khổng lồ tại thung lũng Silicon, Apple đã ra mắt chính sách bảo mật mới thông qua bức thư ngỏ gửi tới toàn bộ khách hàng
 

Trong bức thư có chữ ký của Tim Cook được đăng trên trang web, Apple cho biết, triết lý kinh doanh của công ty là bán một sản phẩm tốt và không xây dựng hồ sơ cá nhân dựa trên nội dung email hay thói quen trình duyệt web của khách hàng để bán cho các công ty quảng cáo.


Tim Cook - CEO nổi tiếng của Apple
 

Theo nội dung bức thư, Apple cho biết, “chúng tôi không “kiếm tiền” từ thông tin mà bạn lưu trữ trên iPhone hoặc iCloud. Và chúng tôi cũng không đọc email hay tin nhắn của bạn để có được thông tin tiếp thị cho bạn”.

“Phần mềm và dịch vụ của chúng tôi được thiết kế để khiến các thiết bị của chúng tôi hữu hiệu hơn. Rõ ràng và đơn giản" - một đoạn trong bức thư.

Trong những năm gần đây, người dùng internet bắt đầu hiểu ra rằng, khi sử dụng một dịch vụ trực tuyến miễn phí, bạn không phải là khách hàng mà bạn chính là sản phẩm.

Là bởi, khi bạn đăng ký thông tin để sử dụng ứng dụng, các công ty sở hữu ứng dụng này có thể dùng thông tin của bạn để bán cho các nhà quảng cáo nhằm mục đích thu lợi nhuận.

“Nhưng tại Apple, chúng tôi tin rằng kinh nghiệm khách hàng tuyệt vời không nên đến từ thông tin riêng tư của bạn", Apple cho biết.

Các đối thủ của Apple, bao gồm cả Facebook và Google – những đơn vị cung cấp dịch vụ miễn phí cho người sử dụng, đã bị chỉ trích vì chính sách bảo mật của họ.

Facebook sử dụng thông tin của người dùng để bán cho các nhà doanh nghiệp đăng ký quảng cáo trên ứng dụng của họ.

Đồng thời, ứng dụng tin nhắn mới của công ty này cũng gặp phải sự bất mãn từ khách hàng vì Facebook có thể chỉnh sửa, nhận, đọc và gửi tin nhắn SMS.

Trong khi đó, Google lại sử dụng thông tin của khách hàng để cung cấp nội dung tìm kiếm chuẩn xác cho các nhà quảng cáo. Vì vậy, họ đã gặp phải một cuộc tranh cãi kéo dài vì chính sách bảo mật lỏng lẻo.

Trong thư, ông Cook cũng khẳng định rằng: Apple chưa bao giờ làm việc với bất kỳ cơ quan chính phủ nào để “bán lại” thông tin trên sản phẩm hoặc dịch vụ nào của họ.

Điều này giải thích cho tin đồn cuối năm ngoái, về việc Cơ quan An ninh Quốc gia ở Mỹ đã tìm cách mua thông tin từ máy chủ trung tâm của các công ty internet hàng đầu thế giới.

"Chúng tôi chưa từng cho phép bất cứ đơn vị nào truy cập vào các máy chủ của mình. Và chúng tôi cũng sẽ không bao giờ cho phép điều đó", ông khẳng định.

Tuy vậy, trong năm 2011 Apple đã từng chịu sự chỉ trích sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc một chiếc iPhone có thể theo dõi địa điểm của người sử dụng.

Tọa độ của người dùng sẽ được lưu vào một tập tin và sao chép vào máy tính của chủ sở hữu khi hai thiết bị được đồng bộ.

Hiện nay, Apple cũng đang phải điều tra về vụ bê bối rò rỉ thông tin từ một số tài khoản iCloud của các nhân vật nổi tiếng.

Việc rò rỉ thông tin này đã khiến hình ảnh và video của các nữ diễn viên Hollywood được đăng tải tràn lan trên các trang web.

Dù vậy, Apple cho rằng đây là một cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào các nhân vật nổi tiếng chứ không phải là lỗi hệ thống của họ.

Để tránh lặp lại tình trạng này trong tương lai, Apple đã công bố thủ tục an ninh mới bao gồm một hệ thống bảo mật xác thực hai bước khi sao lưu các tập tin trên dịch vụ iCloud.

 

Theo Bizlive

Mời bạn xem thêm:

Steve Jobs thuyết phục Tim Cook gia nhập Apple như thế nào?
Tim Cook lên tiếng về iPhone 6 và Apple Watch
Tim Cook: Apple sẽ không theo chân Facebook, Twitter

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo