Ý nghĩa đằng sau những biểu tượng công nghệ quen thuộc

Admin   Admin
Ngày đăng: 05/07/2018
0 bình luận
Đã bao giờ bạn tự hỏi ai là người thiết kế ra các biểu tượng này và ý nghĩa của nó là gì?
 

Ai trong số chúng ta cũng đã từng bắt gặp rất nhiều các biểu tượng công nghệ như Power, Bluetooth, @, USB,.. khi sử dụng PC, smartphone, tablet,... Tác dụng của nó thì đã quá rõ ràng, nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi ai là người thiết kế ra các biểu tượng này và ý nghĩa của nó là gì?

Biểu tượng Power

Nền tảng của máy tình và các thiết bị điện tử là hệ nhị phân với số 0 và 1 với ý nghĩa: 1 là on, 0 là off. Hệ nhị phân đã được ứng ụng rất nhiều trong lịch sử, trong chiến tranh thế giới thứ 2 các kĩ sư đã đánh dấu nút nguồn của máy móc với trạng thái mở là số 1 và tắt là số 0.

Dưạ vào ý tưởng này, sau khi chiến tranh kết thúc thế giới công nghệ đã lấy hình ảnh số 1 và 0 lồng vào nhau để đặt cho trạng thái Sleep. Sau đấy một thời gian, IEEE - một tổ chức phi chính phủ uy tín đã thống nhất thay đổi biểu tượng này sang trạng thái tắt, bật nguồn của các thiết bị điện tử.

Biểu tượng Ethernet

Nhìn biểu tượng Ethernet, ta có thể đoán ra nó giống như hình ảnh những chiếc máy tính để bàn nối với nhau. Biểu tượng này được thiết kế bởi David Hill - một kĩ sư của IBM. Theo David Hill, biểu tượng Ethernet được cắt ra từ một sở đồ mô phỏng hệ thống kết nối mạng của một thành phố, gồm hai ô vuông ở dưới và một ô vuông ở trên được kết nối với nhau bằng các đường kẻ.

Biểu tượng Bluetooth

Ít ai biết rằng, tên của biểu tượng này được lấy từ vị vua người Viking của Đan Mạch - Harald Bluetooth. Vị vua này đã có công lớn trong việc thống nhất Đan Mạch và Na Uy và nổi tiếng là người có khả năng gắn kết mọi người với nhau. Ý nghĩa của Bluetooth cũng vậy - kết nối các thiết bị công nghệ.

Bên cạnh đó, logo của Bluetooth cũng được viết cách điệu từ tên gọi của vua Harald theo bảng chữ cái của người Bắc Âu.

Biểu tượng​ Pause

Biểu tượng tạm dừng có ý tưởng theo một kí hiệu trong nhạc lý - ngắt giọng. Trước đây công nghệ video chưa phát triển nên việc chọn biểu tượng này để tạm dừng bài hát là điều dễ hiểu.

Biểu tượng​ USB

Biểu tượng USB được lấy ý tưởng từ chiếc đinh ba của vị thần Neptune trong thần thoại Hy Lạp. Nhà thiết kế ra biểu tượng này đã thay thế 2 đỉnh nhọn của chiếc đinh ba thành hình tròn và hình vuông, với ý nghĩa đồng bộ hoá tất cả các thiết bị khi sử dụng cổng USB.

Ngoài ra, chuẩn USB 3.0 còn có thêm hai kí tự SS (viết tắc của Super Speed) để nhấn mạnh cho người dùng tốc độ vượt trội của chuẩn này so với USB 2.0

Biểu tượng @

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều biết tới @ - biểu tượng cho một thời kỳ bùng nổ Internet, chat, yahoo, email. Năm 1971, lập trình viên Raymond Tomlinson đã chọn biểu tượng này để ngăn cách id người dùng với địa chỉ mạng máy tính. Kể từ thời điểm ấy, @ đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

 

Nhắc đến biểu tượng @ là nhắc đến thời kì đầu bùng nổ internet, khi mà người dùng Việt Nam lần đầu biết đến chat, yahoo hay email. Tuy nhiên, biểu tượng này ra đời rất lâu trước đó. Năm 1971, để ngăn cách trường tên người dùng với trường địa chỉ mạng máy tính (như email), lập trình viên Raymond Tomlinson đã chọn @ để ngăn cách hai trường này. Kể từ đó, biểu tượng này trở nên phổ biến với người dùng trên toàn thế giới trong việc sử dụng thư điện tử.

Biểu tượng​ Command

Biểu tượng này chỉ xuất hiện trên các máy tính của Apple. Khi sản xuất những chiếc máy tính chạy nền tảng Mac OS, các kĩ sư muốn thiết kế một phím chức năng đặc biệt để tạo ra các lệnh khác nhau khi kết hợp với các phím khác.

Thời kì đầu, phím Command có biểu tượng là logo táo khuyết của Apple. Tuy nhiên cố CEO Steve Jobs cho rằng logo này đã xuất hiện quá nhiều, thay vào đó ông sử dụng thiết kế của Susan Kare cho phím này. Biểu tượng này được Susan Kare lấy ý tưởng từ một điểm du lịch của Thuỵ Điển.

 

Theo Genk

Mời bạn xem thêm:

Những điện thoại mang tính biểu tượng trước kỉ nguyên iPhone
Ấn tượng đại lộ cây baobab - biểu tượng của xứ Madagascar
SH - biểu tượng đẳng cấp tay chơi 'hậu nông nghiệp'

Viết bình luận
Email sẽ không công khai khi bạn đăng bình luận
zalo